Định nghĩa Rối_loạn_nhân_cách_dạng_phân_liệt

Phân ly là từ chuyên môn làm cơ sở để chẩn đoán các loại bệnh rối loạn phân ly bao gồm DID. Từ này không có định nghĩa khoa học chính xác được đồng thuận rộng rãi.[12][13][14] Một số lượng lớn các triệu chứng được chẩn đoán phân ly là bao gồm từ sự mất tập trung bình thường cho tới sự suy nhược trí nhớ thường thấy ở các bệnh rối loạn phân ly. Do đó hiện tại không rõ là nếu như có một nguyên nhân chung cho tất cả các chịu chứng phân ly hoặc nếu như các chịu chứng từ nhẹ tới nặng là hậu quả của các nguyên căn và cấu trúc sinh học khác nhau.[12] Các từ chuyên môn khác như nhân cách, trạng thái nhân cách, bản sắc, trạng thái cái tôi, và trạng thái mất trí nhớ cũng không có định nghĩa được thống nhất.[13][15] Có một số mô hình chẩn đoán bệnh bao gồm những triệu chứng không thuộc loại phân ly và loại bỏ một số triệu chứng phân ly.[13] Mô hình chẩn đoán được phổ biến rộng rãi nhất xem DID là trạng thái cực đoan của trạng thái phân ly. Còn mô hình dòng chảy để giải thích trạng thái phân ly thì vẫn còn gây tranh cãi.[14]

Một số từ ngữ mới được tạo ra để mô tả những hiện tượng trong trạng thái phân liệt. Nhà tâm thần học Paulette Gillig giải thích sự khác biệt giữa hai từ được sử dụng nhiều trong các thảo luận về bệnh DID là "trạng thái cái tôi" (ego state) và "nhân cách". Trạng thái cái tôi là những hành vi và trải nghiệm có thể trộn lẫn với những trạng thái cái tôi khác nhưng chỉ có một cái tôi duy nhất, và mỗi nhân cách đều có bộ trí nhớ khác nhau, khả năng tư duy riêng biệt, và mỗi nhân cách tự nhận mình là một người khác nhau. Ellert Nijenhuis và các đồng nghiệp đưa ra giả thuyết là có sự khác biệt giữa "nhân cách bình thường" (nhân cách thường thấy hàng ngày) và "nhân cách cảm xúc" (nhân cách này xuất hiện khi có phản ứng chiến hay chạy, ký ức chấn thương mãnh liệt, và cảm xúc đau đớn).[16] Otto van der Hart và các đồng nghiệp tạo ra từ mới "cấu trúc phân ly của nhân cách" để mô tả trạng thái phân ly do các sự kiện chấn thương hoặc bệnh lý gây ra. Cấu trúc phân ly được chia ra làm ba bậc. Bậc một bao gồm một nhân cách bình thường và một nhân cách cảm xúc. Bậc hai bao gồm một nhân cách bình thường và ít nhất hai nhân cách cảm xúc. Bậc ba bao gồm ít nhất hai nhân cách bình thường và hai nhân cách cảm xúc. Theo thuyết này thì DID thuộc cấu trúc bậc ba.[12] Một số nhà tâm thần học khác đưa ra giả thuyết rằng trạng thái phân ly có thể chia thành hai hình thái riêng biệt, vô cảmchia ngăn. Trạng thái chia ngăn là sự mất kiểm soát những quá trình hoặc hành động tự chủ thường thấy ở bệnh DID. Các nghiên cứu để phân biệt trạng thái phân ly bình thường và phân liệt bệnh lý vẫn chưa được cộng đồng tâm thần học chấp nhận rộng rãi.[12]